DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Cuộc di cư ngoạn mục của cá hồi đỏ ở Canada

Tại sông Adams ở British Columbia, cứ 4 năm một lần lại xuất hiện cuộc hành hương của hàng triệu con cá hồi đỏ trở về nơi chúng được sinh ra.

Cá hồi đỏ được xem là một trong số các loài có tập tính sống kỳ lạ và bí ẩn nhất trong thế giới động vật. Chúng sống được ở các môi trường nước khác nhau như ngọt, lợ và mặn. Loài cá này bơi ngược sông để sinh sản, sau đó lại được tìm thấy ở bắc Thái Bình Dương và các con sông quanh đó. Một con cá hồi đỏ có thể phát triển tới độ dài 60-84 cm, cân nặng khoảng 2,3-7 kg.
ca-hoi-1-3248-1415697344.jpg
Cá hồi đỏ là loài có tập tính sống kỳ lạ và bí hiểm nhất trên thế giới. Ảnh: Jonathan Hayward.
Cá con mới ra đời sẽ sống trong môi trường nước ngọt đến lúc đủ khả năng để di cư và sinh sống ở đại dương rộng lớn, nơi cách xa vị trí sinh sản tới 1.600km. Chúng di cư trong khoảng 1-4 năm và sống ở môi trường nước mặn.
Thời gian này, thức ăn chủ yếu của chúng là các sinh vật phù du. Sau đó, đàn cá lại quay về đẻ trứng ở nơi đã được sinh ra.Các nhà khoa học cho rằng cá hồi đỏ có thể định hướng vị trí cũ bằng cách sử dụng mùi đặc trưng của dòng sông, cũng có thể nhờ vào mặt trời.
Đến hẹn lại lên, sau 4 năm, hàng triệu con cá hồi đỏ trở về sông Adams - British Columbia (Canada) để sinh sản và bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Từ tháng 8, đàn cá rục rịch kéo về, thời gian cao điểm là khoảng cuối tháng 10. 
ca-hoi-5848-1415697345.jpg
Về sông Adams, cơ thể cá hồi chuyển màu đỏ tươi hơn và đầu có màu xanh lục. Ảnh: Jonathan Hayward.
Trong điều kiện nước chảy xiết và không có thức ăn, cá hồi đỏ sau khi đẻ trứng đã chết vì kiệt sức. Khi về môi trường nước ngọt ở sông Adams, thân cá chuyển dần sang màu đỏ, đầu cá lại có màu xanh lục.
Cảnh tượng con sông được nhuộm đỏ bởi cá hồi đã thu hút rất nhiều người đến xem. Ước tính hơn 200.000 người đến đây chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này vào ba tuần cuối tháng 10 vừa qua. Đây cũng là thời điểm người dân địa phương tổ chức lễ hội Cá hồi đỏ 2014 ở công viên Roderick Haig Brown, ngay cạnh sông Adams.
Sockeye-Salmon-Run-SAL-0931-9136-1415697
Những con cá hồi đỏ chết sau khi sinh sản ở sông Adams. Ảnh: Gunter Marx.
Cuộc di cư của cá hồi đỏ năm nay về sông này được xem là lớn nhất trong vòng 100 năm trở lại đây. Theo ước tính của các nhà khoa học, do môi trường nước sông Adams đang được chính quyền tăng cường bảo vệ, nên năm 2014, khoảng 10 triệu con cá hồi đỏ di cư về, dù muộn hơn các lần trước nhưng số lượng nhiều hơn đáng kể.
Hương Chi

Về Đồng Tháp ăn gạo lúa ma trong mùa nước lớn

Lúa ma hay còn gọi là lúa trời, sinh sôi phát triển rất mạnh vào mùa nước lớn. Người dân xứ Tháp Mười coi đây là tặng vật thiên nhiên quý giá ở vùng ngập nước khắc nghiệt.

Là giống lúa mọc tự nhiên hoang dã, không cần trồng trọt nên người dângọi là lúa trời. Còn tên "lúa ma" ra đời có lẽ vì chúng thường không chín hết bông mà chỉ có vài hạt. Tới khi mặt trời lên, ước chừng 8-9h sáng thì hạt bỗng nhiên rụng mất.
Khoảng tháng Tư âm lịch, khi mùa mưa kéo về, đất khô được tưới nước, những hạt lúa rụng từ mùa trước bắt đầu nẩy mầm. Đến mùa nước, lúa lên cao và lớn dần.
10814219-10201748948004450-169-6411-8802
Vì mọc hoang dại trong tự nhiên, thân lúa trời hơi cứng, lá to. Ảnh: gaovnf1
Thân lúa cứng cỏi, lá to, phát triển đều đặn nhờ sương gió và nước mưa. Nước nổi tới đâu, cây lúa lớn vượt tới đó, gồm cả đọt và bông. Lúa chín chỉ vài hạt mỗi lần và thường xuất hiện vào ban đêm. Người ta phải thu hoạch lúa trời lúc gần sáng vì khi mặt trời lên cao, những hạt chín sẽ rụng dần xuống nước.
Để thu hoạch, phải có hai người chèo xuồng lướt giữa đám lúa. Một người cầm sào chống, còn người kia điều khiển cần đạp nhịp nhàng làm bông lúa chín rơi xuống khoang thuyền. Những hạt xanh còn lại sẽ tiếp tục chín vào đêm hôm sau. Cứ thế, mỗi xuồng một ngày có thể đạt đến năm, mười giạ lúa. Mỗi mùa, nhiều gia đình đập được cả tấn lúa trời.
Lúa thu hoạch về ngâm nước khoảng ba hôm, sau đó đem phơi cho đuôi lúa rụng hoặc cũng có thể đem phơi xong giã nhẹ. Làm cách này, khi ra gạo nấu sẽ ngon cơm hơn là ngâm nước. 
Cơm từ hạt gạo lúa trời hơi cứng, khi nấu củi phải để sôi lâu mới chắt nước, còn nấu bếp điện thì phải đổ khá nhiều nước. Nhưng khi chín, hạt gạo lại rất dẻo cơm, thơm và béo. Gạo lúa trời còn được người dân nơi đây ưa dùng nấu cháo đặc, dùng đũa bếp quậy nhừ, sau đó đổ vào mâm lớn trông như chiếc bánh đúc khổng lồ. Khi ăn, bạn sẽ dùng dao cắt từng miếng, dùng cùng nước đường thắng kẹo, vị rất ngon.
Lúa trời là một nguồn lợi tự nhiên quan trọng giúp nhân dân Đồng Tháp Mười vượt qua cơn thiếu ăn giữa những ngày giáp hạt để chờ mùa chính vụ. Nó còn là nguồn lương thực dự trữ đáng kể giúp bộ đội Việt Nam chống đói trong những năm tháng kháng chiến.
Ngày nay, ngoài các hộ gia đình còn trồng thêm loại lúa này, Vườn quốcgia Tràm Chim cũng dành diện tích để trồng nhằm lưu giữ, duy trì một góc trời tự nhiên với môi trường sinh thái động, thực vật quý hiếm để nhiều người học tập và nghiên cứu về sau.
Lan Thoa