DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Sa Đéc thú vị từ góc nhìn khác

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê và lò gạch trăm tuổi mang đến một cái nhìn rất mới mẻ cho du khách khi đặt chân đến Sa Đéc.
Là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp, Sa Đéc còn được mệnh danh là xứ hoa kiểng của Việt Nam. Nếu dành đủ thời gian để tìm hiểu nơi đây, bạn sẽ nhận ra Sa Đéc quá đỗi yên bình, không xô bồ, tấp nập. 
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Từ thành phố Long Xuyên, bắt đầu hành trình đến Sa Đéc, du khách sẽ đi qua phà An Hòa, chạy theo tỉnh lộ 848. Chỉ gần 2 tiếng đồng hồ là đến thành phố này.
Điểm dừng chân đầu tiên chính là ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, xây dựng từ năm 1895 của thương gia người Hoa - Huỳnh Cẩm Thuận (cha của Huỳnh Thủy Lê). Ông đồng thời là nhân vật trong tiểu thuyết nổi tiếng Người Tình của nữ văn sĩ Marguerite Duras (Pháp). 
nhaco_1416829500.jpg
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê có thiết kế khá độc đáo thu hút nhiều du khách ghé thăm. Ảnh: Phan Lộc
Năm 1990, tác phẩm đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên. Theo tiết lộ của nữ văn sĩ, tác phẩm Người Tình dựa trên câu chuyện tình yêu có thật của chính bà với ông Huỳnh Thủy Lê – người điền chủ lương thiện tại Sa Đéc. Lúc ấy, bà mới 15 tuổi, theo cha mẹ đến Việt Nam và bất ngờ gặp ông Huỳnh Thủy Lê trên chuyến phà Vĩnh Long – Sa Đéc. 
nhaco4-2610-1416830306.jpg
Những món đồ được trưng bày bên trong nhà cổ. Ảnh: Phan Lộc
Mối tình say đắm nhưng đầy trái ngang giữa Marguerite Duras và Huỳnh Thủy Lê rơi vào bế tắc sau khi bị gia đình phát hiện và ngăn cấm. Không thể chống lại định kiến, Huỳnh Thủy Lê phải cưới người đồng hương theo sắp đặt từ bố mẹ, còn Duras quay trở lại Pháp. 
Lò gạch trăm tuổi
Rời ngôi nhà cổ khi mặt trời đứng bóng, bạn có thể thưởng thức bữa trưa bằng món hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng nằm trên đường Trần Hưng Đạo.Giá đồ ăn nơi đây hơi đắt, khoảng 65.000 đồng cho suất đặc biệt và 60.000 đồng đối với tô bình thường.  
Sau đó, bạn tiếp tục theo quốc lộ 80, hỏi đường đến lò gạch Đức Thành bên bến Sa Giang. Bên kia sông là những lò gạch hình chóp đỏ nhuốm màu lam cổ kính rực lên dưới ánh nắng vàng tươi.
Bạn có thể qua sông bằng một chuyến phà nhỏ. Theo lời kể của dân địa phương, những lò gạch này có tuổi đời hơn trăm năm vì bao thế hệ người Sa Đéc từng gắn liền với nghề gạch.  
logach_1416829615.jpg
Lò gạch vào buổi trưa với ánh sáng soi rọi từ lỗ ống khói trên nóc vòm. Ảnh: Phan Lộc
Đến đây, bạn như lạc bước vào một kim tự tháp cổ đại Ai Cập. Nhiệt độ bên trong nóng bức, không gian tĩnh lặng, thỉnh thoảng xuất hiện vài công nhân đến chất gạch lên xe và kéo đi. 
Màu tường kết bằng gạch đỏ sau bao đợt nung trở thành phông nền độc đáo cho những bức ảnh đậm chất nghệ thuật. Đến lò gạch vào buổi trưa, bạn có thể vào bên trong, để luồng ánh sáng mặt trời rọi xuống từ lỗ ống khói trên nóc vòm lò và chụp những bức ảnh tuyệt đẹp.
Phan Lộc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét