DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Ngôi làng sạch nhất châu Á có gì đặc biệt?

Tránh xa ồn ào của Mumbai hay New Delhi, nằm thu mình ở Meghalaya, Đông Bắc Ấn Độ, Mawlynnong được biết đến như ngôi làng sạch nhất châu Á.

Năm 2004, Mawlynnong từng được tạp chí National Geographic công nhận là ngôi làng sạch nhất thế giới.

Mặc dù chỉ hoàn thành đường làng cách đây 12 năm, nhưng cho đến hiện tại ngôi làng nhỏ này đang là một trong những điểm đến hàng đầu Ấn Độ cũng như châu Á.
Mawlynnong nằm cách thủ phủ Shillong khoảng 90km và cách biên giới Bangladesh gần 4km
Mawlynnong nằm cách thủ phủ Shillong khoảng 90km và cách biên giới Bangladesh gần 4km 
Mawlynnong chỉ có khoảng 90 gia đình với gần 500 người dân, tạo thành một cộng đồng khép kín. Mặc dù không lớn nhưng ở đây có đầy đủ tiện nghi như nhà thờ, trường học... và con người cũng có cách sống rất riêng. 

Người dân trong làng coi việc bảo vệ thiên nhiên và giữ gìn sạch sẽ ngôi làng là một truyền thống quý báu để lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Mọi người thường dậy sớm để quét dọn đường xóm
Mọi người thường dậy sớm để quét dọn đường xóm 
Đây cũng là nơi khá đặc biệt ở Ấn Độ khi vẫn duy trì chế độ mẫu hệ, tức là tài sản và của cải trong gia đình sẽ được chuyển từ mẹ sang con, và con thường lấy họ mẹ.

Ngôi làng này đẹp và thanh bình nhất vào mùa mưa khi cây xanh trở nên tươi tốt sau những trận mưa rào ôm mình bên những thác nước nằm thu mình bên những con suối nhỏ.
Khung cảnh thanh bình của Mawlynnong
Khung cảnh thanh bình của Mawlynnong 
Đây cũng được coi là một trong những mô hình làng cần được nhân rộng ở một đất nước đông dân và đang phải vật lộn với ô nhiễm môi trường như ở Ấn Độ.




Về Xã Đoài chiêm ngưỡng “đệ nhất cam”

Hằng năm, cứ vào dịp lễ Noel, người dân ở làng Xã Đoài (xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An) lại nhộn nhịp đón khách thập phương về thăm quan và đặt mua cam tại vườn, để thưởng thức, hoặc làm quà biếu vào dịp Tết Nguyên đán. Đặc sản cam Xã Đoài xứ Nghệ được mua với giá rất cao, từ 60 – 80.000 đồng/quả, nhưng năm nào cũng “cháy” hàng.

Món quà tết đặc biệt
Sở dĩ người dân làng Xã Đoài được khắp nơi biết đến là vì nơi đây trồng được loại cam “độc nhất vô nhị”.
Dẫn chúng tôi ra thăm vườn cam đang vào mùa thu hoạch, anh Nguyễn Duy Hiệp - ở xóm 9, làng Xã Đoài - cho biết: “Gia đình chúng tôi đã có truyền thống trồng loại cam đặc sản này qua nhiều thế hệ. Hiện, trong số 50 cây cam ở vườn, có tới 20 cây có độ tuổi 70 năm, được trồng từ thời cố nội, còn lại cũng được trồng đã hơn 30 năm. Chúng tôi khẳng định rằng, nói đến đặc sản cam Xã Đoài, thì chỉ duy nhất ở làng này mới có”.
Ông Hưởng trong vườn cam Xã Đoài của gia đình mình.
Nói về đặc tính của cam Xã Đoài, anh Hiệp bộc bạch: “Có lẽ do thổ nhưỡng và nguồn nước ở làng chúng tôi đã tạo nên vị ngọt và hương thơm  đặc biệt của loại cam này. Đặc điểm để nhận diện quả cam Xã Đoài là vỏ mỏng đều, mịn và có màu vàng tươi khi chín, sau đó sẽ chuyển dần sang màu vàng sẫm, mùi hương thơm dịu tỏa khi bổ cam, ruột vàng óng và nước cam ngọt thanh, không chua, ăn vào có chất kết dính như mật ong ở ngay đầu lưỡi. Cam Xã Đoài mọng nước, có trọng lượng khoảng 200 – 250gr/quả…”.
“Toàn bộ cam trong vườn chúng tôi đã được khách đặt mua với giá 70.000 đồng/quả. Khách đặt mua, rồi nhờ gia đình bảo quản cho đến ngày 20 tháng Chạp, họ đến lấy. Vào những ngày cận Tết Nguyên đán năm ngoái, khách hàng đặt mua với giá 100.000 đồng/quả, nhưng gia đình tôi không còn cam để bán” - anh Hiệp cho biết.
Rời vườn cam của gia đình anh Hiệp, chúng tôi đến với vườn cam của ông Phan Công Hưởng - nguyên Phó chủ tịch UBND xã Nghi Diên. Vườn cam ông Hưởng có tới 200 cây, được trồng thành từng hàng thẳng tít tắp, quả trĩu cành. Trò chuyện với chúng tôi, ông Hưởng phấn khởi: “Mùa thu hoạch cam năm nay, gia đình tôi có khoảng 4.000 – 5.000 quả để bán. Đa số cam trong vườn đều được khách hàng đặt mua sớm. Nhận thấy giá trị của loại cam đặc sản này, nên tôi đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ để quy hoạch, chuyển đổi đất ruộng sản xuất lúa của gia đình sang trồng cam Xã Đoài. Sau ba năm trồng, đến nay, vườn cam của gia đình tôi đã cho thu hoạch được vài vụ rồi”.
Cam Xã Đoài – “linh hồn” của cam Vinh …
Không chỉ là loại quả được xếp đầu bảng trong thương hiệu cam Vinh, mà đặc sản cam Xã Đoài vốn từ lâu đã đi vào làn điệu dân ca ví giặm – một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: “Cam Xã Đoài xứ Nghệ/ Càng chín lại càng ngon” . Vị hương của cam Xã Đoài còn đọng trong những câu thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật:
“Cam Xa Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong”…
Theo cuốn sử của xã Nghi Diên: “Đệ nhất cam” được trồng vào khoảng 150 năm trước. Bấy giờ, một vị linh mục người Pháp khi đến vùng đất Xã Đoài truyền đạo, đã mang theo một giống cam để trồng. Sau 3 – 4 năm, cây cho quả to, hình bầu, khối trụ, ít hạt, ăn thơm ngon đến kỳ lạ. Vị ngọt và hương thơm của nó đã nhanh lan truyền khắp trong thiên hạ. Không chỉ người Việt, mà đến cả các vị quan Tây lúc bấy giờ cũng hết lời ngợi ca cam Xã Đoài. Từ đó, loại cam này đã được người dân Xã Đoài trồng cho đến ngày nay. Cam Xã Đoài đã vinh dự được ghi vào Đại từ điển Pháp, được ví ngang hàng với loại xoài đặc sản của nước Lào: “Cam Xã Đoài – Xoài Thà Khẹc”.
Cam Xã Đoài nổi tiếng bởi vị ngọt và hương thơm đặc biệt.
Nhìn nhận về đặc tính của cam Xã Đoài, ông Nguyễn Thanh Hải - Trưởng bộ môn nghiên cứu về rau, hoa, quả (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ) đánh giá: “Trong nhóm cam quả tạo nên thương hiệu cam Vinh, thì cam Xã Đoài là “hạt nhân” được xếp đầu bảng, sau đó mới đến cam sông Con, cam Vân Du…Hương vị và độ ngọt của đặc sản cam Xã Đoài không có loại cam nào sánh được. Điều kỳ lạ của cam Xã Đoài là ở chỗ: Sau khi bình tuyển thành công, chúng tôi có đưa cây giống lên trồng thử ở vùng đất huyện Con Cuông (Nghệ An), nhưng quả của nó lại không còn mùi vị như trồng ở làng Xã Đoài”.
Nhờ đặc tính thơm, ngon vượt trội hơn hẳn mọi loại cam khác, nên cam Xã Đoài được nhiều người chọn làm món quà tết thượng hạng. Tuy được mua với giá cao, nhưng hiện tại, diện tích trồng loại cam đặc sản này ở làng Xã Đoài đang có xu hướng thu hẹp, vì thiếu quỹ đất. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sớm quan tâm quy hoạch quỹ đất và xây dựng cơ chế ưu đãi, để người dân Xã Đoài tiếp tục phát triển bền vững loại cam quý hiếm, có giá trị kinh tế cao này.



Xuyên rừng hóng truyện cổ Tày

Có thể khẳng định, kho báu quý giá nhất của đồng bào dân tộc Tày ở nước ta không gì khác chính là những truyện cổ huyền bí vang lừng Tây Bắc. Từ kho truyện cổ ấy, những đặc sản như hát Then, hát Cọi mới được lưu truyền. Và có một người được gọi là truyền nhân của những cuốn truyện cổ Tày vĩ đại, chính là con trai của cố nhà văn Hoàng Hạc nổi tiếng.
Đó là nhà văn Hoàng Tương Lai, người dân tộc Tày chính gốc xã Xuân Lai (Yên Bình - Yên Bái). Từ khi nhà văn Hoàng Hạc qua đời, tất cả những cuốn truyện cổ Tày may mắn không bị lãng quên, ông Hoàng Tương Lai đã tiếp nhận và phát triển thêm những đặc sắc Tây Bắc.

Nhà văn Hoàng Tương Lai và chiếc mũ của thầy cúng dân tộc Tày

Dịch giả độc nhất vô nhị

Tây Bắc rộng lớn bao la nhưng đã là người Tày thì hầu như ai cũng biết đến cố nhà văn Hoàng Hạc. Ông là nhà văn đã gắn bó cả đời mình với những bản Tày, những trang văn của ông cũng thấm đượm văn hoá cổ xưa của dân tộc mình.

Ngồi trong ngôi nhà sàn cổ kính ở Xuân Lai, nghe chuyện về cố nhà văn Hoàng Hạc thì không ai biết chán. Hoàng Hạc chính là một kho cổ tích tuyệt mỹ của người dân tộc bản địa. Và thậm chí, ông còn là dịch giả độc nhất vô nhị của dân tộc Tày khi những năm cuối đời, ông đã dày công biên soạn, dịch hàng chục cuốn sách cổ ra tiếng Kinh.

Năm 1999, nhà văn Hoàng Hạc qua đời nhưng ông đã kịp giao lại cho con trai là Hoàng Tương Lai những tư liệu quý giá để văn hoá Tày thêm đậm đặc. Là con “nhà nòi”, nên nhà văn Hoàng Tương Lai tiếp bước người cha đi sưu tầm văn hoá Tày ở các bản làng xa xôi. Đến nay, hàng chục cuốn truyện cổ Tày đã được ông Lai dịch và biên soạn thành công.

Cũng từ những cuốn truyện cổ Tày đó, nhiều lễ hội của các bản làng được phục dựng. Hát Then, hát Cọi, hát Khắp và mới đây nhất là lễ hội Khảm Hải lần đầu tiên được trình diễn khiến cả Tây Bắc nhộn nhịp vui mừng. Tết năm nay, vùng Tây Bắc hoa nở rực núi, lời cha dạy trong lễ Khảm Hải lại bừng lên sức sống mới về nguồn cội.

Nhà sàn là “kho báu” văn hoá của người Tày
 
Bỏ tiền túi để sưu tập
Trong ngôi nhà sàn cổ hàng trăm năm tuổi, mặc cho cái nóng của mùa hè, giá lạnh của mùa đông, ông Lai vẫn miệt mài dịch những bản trường ca Tày. Nhấp một chén trà đắng, ông Lai bảo: “Có được những truyện cổ này không dễ chút nào, tôi phải xuyên rừng đến các bản làng để “hóng chuyện” rồi ghi chép lại”.

Có lẽ vì thế, mà ông Lai ngoài phận sự truyền nhân thì người ta còn đặt cho ông một biệt danh rất đáng yêu: Người “hóng chuyện”. Cũng nhờ “hóng chuyện” mà cho đến nay, những cuốn sách ông dịch ra đều được bạn đọc đón nhận nhiệt tình.

Nhà văn Tương Lai kể: “Có những chuyến đi kéo dài cả tháng trời. Tôi đi khắp Tây Bắc, ở đâu có người Tày là tôi tìm đến. Các già làng trưởng bản cũng rất nhiệt tình kể chuyện. Nhưng để có được những câu chuyện hay, thì trước hết mình phải là người hay chuyện đã. Mình kể trước, họ kể sau và văn hoá xưa cứ thế hiện về”.

Vất vả như thế, vậy ông Lai thu được lợi gì? Ông mỉm cười thành thật: “Chẳng được cái lợi gì về tiền bạc, nhưng truyền nhân phải biết đặt cái lợi chung lên trên cái lợi riêng thì mới thành công được”. Thì ra, mỗi chuyến đi xa, ông Lai đều bỏ tiền túi để sưu tập. Từ đàn tính, vật cúng tế đến những câu chuyện dân gian đều được ông Lai bỏ tiền ra mua lại, với mong muốn lưu giữ được những gì còn sót lại.

Đến nay, đã gần 15 năm trong vai trò một truyền nhân, đã cho ra hàng chục cuốn sách, phục dựng hàng trăm lễ hội, hàng nghìn bài hát cổ mà ông Lai vẫn còn hăng say lắm. Ông bảo, ở các dân tộc khác như Dao quần trắng cũng có những nét văn hoá đặc sắc nhưng chẳng có ai quan tâm phát triển. Ông Lai đành một mình đi sưu tập để giữ riêng cho họ, may ra sau này có thể trao lại cho ai đó tâm huyết. 

Một số cuốn truyện cổ Tày của cố nhà văn Hoàng Hạc và ông Tương Lai

Nỗi buồn truyền nhân
Là một truyền nhân, đồng thời cũng là nghệ nhân có tiếng đoạt nhiều giải thưởng về văn hoá - nghệ thuật Tày, nhưng ông Lai mỗi lần đi sâu vào câu chuyện văn hoá dân tộc mình thì lại man mác buồn. Ông bảo: “Người ta cứ đổ lỗi cho cơ chế thị trường khiến bản sắc văn hoá bị pha trộn nhưng không phải thế. Tôi có thử nghiệm mở lớp dạy hát dân ca Tày miễn phí nhưng chỉ có người già đến học. Lớp trẻ không có ai mặn mà nữa. Tây Bắc đáng ra phải du dương điệu Then, tiếng khèn nhưng bây giờ toàn thấy nhạc trẻ lấn át”.

Thậm chí, ngôn ngữ của người Tày cũng bị pha trộn nhiều. Theo ông Lai, bây giờ rất nhiều người Tày bản địa không biết một chữ nào của dân tộc mình. Người biết thì trộn lẫn các ngôn ngữ Tày - Anh - Việt khiến người nghe không hiểu họ đang nói gì.

Nhiều gia đình vì đồng tiền bát gạo đã bán cả những cột nhà sàn cổ mà tổ tiên để lại. “Người dân tộc mất đi nhà sàn cũng đồng nghĩa mất đi nền tảng văn hoá. Cho nên để giữ được “kho báu” thiêng liêng của văn hoá thì đầu tiên phải có nếp nhà xưa giếng cũ như cái gương mà soi vào. Nhưng bây giờ, 2/3 nhà sàn đã bị bán hoặc phá dỡ để làm nhà gạch”, ông Lai cho biết.
Nói rồi, ông Lai ôm đàn tính hát câu dân ca Tày, lời hát bập bùng như ngọn lửa: “Còn trẻ chẳng học Cọi/Ít tuổi chẳng học chữ/Ngày chết lên thiên đình mới học/Cởi quần mặc váy mốc thay em...”. Ôi! Ý nghĩa của bài “Khuyên trẻ” sao mà sâu sắc đến vậy. 

Chiếc đàn tính cổ dùng trong hát Then




'Chợ Xứ Quảng' - nét văn hóa độc đáo ở Sài Gòn

 Chợ bán đầy đủ đặc sản của người miền Trung vì thế người dân TP thường gọi nơi đây bằng tên thân mật "chợ xứ Quảng",

Chợ phường 11 (quận Tân Bình, TP.HCM) trước đây được gọi là chợ Bà Hoa. Vào năm 1967, người phụ nữ tên Hoa đã mua mảnh đất trống ở khu vực này và lập chợ cho dân Quảng buôn bán mưu sinh. Với những người Quảng xa xứ ngôi chợ này là địa chỉ quen thuộc mỗi khi họ muốn tìm về một chút hương vị quê nhà. 

Ban đầu chợ chỉ bán những vật dụng như kim, chỉ, phụ liệu may mặc. Thời gian trôi qua, nhiều người xứ Quảng đến sinh sống, lập nghiệp ở khu Bảy Hiền, quận Tân Bình. Để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, nhiều hàng hóa, thực phẩm từ miền Trung được chuyển vào, dần dần ngôi chợ trở nên phổ biến các mặt hàng xứ Quảng.

Bước vào cổng chợ, du khách sẽ thấy hàng loạt biển hiệu lớn nhỏ khắp các gian hàng giới thiệu các mặt hàng, không thiếu món nào từ quê hương bản xứ như mì Quảng, cá bống sông Trà, tỏi Lý Sơn, bánh nổ, bánh in, bánh thuẩn hay những loại kẹo đặc trưng, mắm cơm, mắm cà...

Bước vào cổng chợ, du khách sẽ thấy hàng loạt biển hiệu lớn nhỏ khắp các gian hàng giới thiệu các mặt hàng, không thiếu món nào từ quê hương bản xứ như mì Quảng, cá bống sông Trà, tỏi Lý Sơn, bánh nổ, bánh in, bánh thuẩn hay những loại kẹo đặc trưng, mắm cơm, mắm cà...

Ban đầu chợ chỉ bán những vật dụng như kim, chỉ, phụ liệu may mặc. Thời gian trôi qua, nhiều người xứ Quảng đến sinh sống, lập nghiệp ở khu Bảy Hiền, quận Tân Bình. Để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, nhiều hàng hóa, thực phẩm từ miền Trung được chuyển vào, dần dần ngôi chợ trở nên phổ biến các mặt hàng xứ Quảng.
Dạo quanh một vòng chợ, du khách sẽ có nhiều cảm giác thích thú khi nghe giọng điệu đặc trưng xứ Quảng, rồi thưởng thức món ăn hay ngó nghiêng lò nướng bánh. Trước mỗi sạp bán đều có một lò lửa than nhỏ để nướng bánh. Các loại bánh tráng với gia vị đặc trưng lần lượt được nướng lật trở một cách khéo tay, bắt mắt. Bánh vừa nướng xong, nóng hổi và giòn tan thực khách có thể thưởng thức ngay tại chỗ.
Ngay cả món bánh đập cũng theo chân người quê vào đây và những ai chưa từng ăn qua món này nên bỏ túi địa chỉ chợ Bà Hoa để ghé đến. Chiếc bánh đập nhỏ với lớp bánh ướt kẹp giữa hai miếng bánh tráng vừa nướng giòn tan, chấm một ít mắm nêm cay xè đủ khiến cho bạn yêu thích.
Chợ Bà Hoa tuy nhỏ nhưng tấp nập khách ra vào, chợ hoạt động cả ngày nhưng đông nhất vẫn là buổi sáng, buổi chiều chợ bán các món ăn dân dã như bánh bèo, bánh xèo, bánh bột lọc, gỏi mít trộn, lòng xào nghệ… Đến với ngôi chợ nhỏ này, người xứ Quảng cảm thấy ấm lòng như đang đứng giữa mảnh đất quê hương. Còn với người dân xứ khác họ sẽ tìm thấy nơi đây nhiều điều thú vị trong nếp ăn, nếp ở của cộng đồng người Quảng thân thiện mà chất phác. 

Nhiều người xa xứ tìm đến chợ chỉ để trò chuyện cùng đồng hương được nghe và nói giọng quê hương thân thương chợ Bà Hoa trở thành nơi lưu giữ hồn quê xứ Quảng không lẫn vào đâu được, góp thêm một nét văn hóa độc đáo cho mảnh đất Sài Gòn phồn hoa.



Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Khám phá Thanh Lân

Thanh Lân là một xã đảo của huyện đảo Cô Tô. Nơi đây được thiên nhiêu ưu đãi nhiều bãi biển hoang sơ, thơ mộng. Trên đảo có nhiều điểm du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến khám phá, trải nghiệm như: vụng Ba Châu, bãi biển Hải Quân, bãi biển C76 hay xưởng chế biến sứa...
Vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển vụng Ba Châu.
Điểm đầu tiên du khách không thể bỏ qua, đó là vụng Ba Châu, nằm cách trung tâm xã đảo Thanh Lân khoảng 4km. Đây là một trong những điểm nhấn du lịch của xã đảo Thanh Lân.
Vụng Ba Châu có bãi biển rộng và thoải, trải dài 1km với bờ cát trắng vàng mịn, được bao chắn bởi hệ thống núi hai bên bờ thành thế tay ngai tạo cho bãi biển có hình vòng cung. Phía trên bãi biển là cánh rừng nguyên sinh, những rặng thanh mai xanh mướt hay những hàng rau muống biển mọc lan trên bãi cát, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên của vụng Ba Châu. Trong tương lai gần, vụng Ba Châu sẽ là điểm đến hấp dẫn, nơi mà du khách có thể tắm biển, cắm trại, trải nghiệm một ngày làm ngư dân như câu mực, bắt ốc, câu cá v.v. hay tham gia khám phá các bộ môn thể thao mạo hiểm như lướt ván, mô tô nước…
Bãi biển Hải Quân.
Xa hơn vụng Ba Châu là bãi biển Hải Quân, đây cũng là một trong những bãi biển tinh khôi được đánh giá là đẹp nhất ở xã đảo Thanh Lân, với rất nhiều nét đẹp riêng mà chỉ ai đến đây mới có thể cảm nhận được.
Sau khi tham gia các hoạt động trải nghiệm làm ngư dân tại bãi biển, du khách sẽ được tham quan hoạt động làm sứa tại xưởng chế biến sứa của ông Mai Công Đàm, người dân vẫn quen gọi ông “Tỉ phú sứa”. Đây là một xưởng chế biến sứa tiêu biểu tại Thanh Lân. Trong khu vực chế biến sứa gồm các bể xả nhớt và ngâm muối, sau khi ngâm muối, sứa sẽ được đóng kín trong thùng gỗ để xuất xưởng. Mùa chế biến sứa diễn ra từ tháng giêng đến tháng ba, tháng tư âm lịch.
Hiện nay, trong quy hoạch phát triển du lịch Cô Tô, Thanh Lân là điểm đến hấp dẫn kết nối với đảo Cô Tô lớn, Cô Tô con, tạo thành hệ thống du lịch biển thú vị ở huyện đảo tiền tiêu này.




3 ngày chinh phục Bạch Mộc Lương Tử

Nằm giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, dãy núi Bạch Mộc Lương Tử địa hình hiểm trở chỉ mới được dân phượt khai phá từ năm 2012. Ngọn cao nhất của dãy núi này có độ cao 3.046m so với mực nước biển và để lên tới đỉnh, du khách phải leo quãng đường dài khoảng 30km qua nhiều địa hình khác nhau như đồi trọc, rừng tre nứa, rừng gỗ lớn, rừng trúc lùn đến những vách đá cheo leo toàn rêu phủ.

3 ngày chinh phục Bạch Mộc Lương Tử

Hành trình của chúng tôi đi từ Lào Cai, đến bản Kỳ Quan San (xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát) thì bắt đầu “được” leo núi, hay chính xác là bò lên núi. Sau chín tiếng đồng hồ giữa rừng, nhóm mới hạ trại nghỉ ngơi tại khu lán nhỏ xíu ở độ cao 2.100m.
Thức giấc vào lúc 4 giờ sáng hôm sau, mọi người xuýt xoa vì lạnh. Bên ngoài lều, trời vẫn còn tối đen nhưng rồi tôi bỗng thấy mọi thứ xung quanh lấp lánh lạ thường, tay đụng vào cái gì cũng thấy buốt, hóa ra là băng tuyết đã bao phủ một lớp mỏng lên mọi thứ xung quanh.
Cả nhóm mò mẫm cầm đèn pin mải miết đi xuyên rừng trong đêm tối, cho đến lúc quay nhìn lại và thấy một vệt đỏ rực nơi chân trời mới biết mặt trời sắp lên. Đoạn đường vừa qua thật hiểm trở, toàn vách đá dựng đứng, ai nấy thận trọng từng bước vì chỉ sơ sẩy một chút là trượt chân lăn xuống vực.
Trên biển mây
Lúc đi trong rừng, chúng tôi đinh ninh rằng thể nào mặt trời cũng mọc lúc đoàn vẫn còn ở trong rừng. Thôi thì ngước mắt nhìn qua kẽ lá cũng đủ thấy đẹp rồi. Ai ngờ ra đến con đường mòn nhỏ xíu dọc vách đá rồi hướng mắt ra xa thì nhìn thấy một đốm đỏ bé xíu. Mặt trời lúc ấy nhỏ bé thế đấy. Nhưng chỉ trong năm giây ngắn ngủi sau đó, đốm đỏ bùng lên như quả cầu thủy tinh rực rỡ khổng lồ.
Phong cảnh tuyệt đẹp trên dãy Bạch Mộc
Điểm dừng tiếp theo là mấy tảng đá nằm ở độ cao khoảng 2.600m nhìn thẳng lên đỉnh Chuồn Dê 2.800m. Ở đây trời xanh ngăn ngắt đến nhức mắt, không một gợn mây vì mây nằm ở bên dưới hết rồi. Từ độ cao 2.800m lên đến đỉnh cao nhất của Bạch Mộc cũng là những giây phút cuối cùng chúng tôi được nhìn thấy mây bên phía Lào Cai.
Đoàn nghỉ chân dưới tán cây rừng
Xuyên rừng
Chặng đường từ 2.800m lên đến 3.035m, ai nấy đều mệt và khá đuối sức, đi một chút nghỉ một chút. Cả đoàn cần mẫn xuyên rừng trúc, không còn biết là mất bao lâu nhưng cuối cùng thì cũng đặt chân được đến đỉnh cao nhất, đứng từ đây nhìn thấy được Fansipan.
Buổi sáng cuối cùng của chúng tôi ở trên Bạch Mộc không lạnh bằng bữa đầu tiên nên cũng không còn băng tuyết. Mọi người dọn lều xong thì xuống núi đồng thời dò tìm nguồn nước. Nhóm miệt mài leo xuống đến tận 10 giờ sáng mới đến suối. Đang mùa cạn, nên suối chỉ róc rách được vài ba dòng nước chảy tí tách qua thảm rêu nhưng ai nấy thấy nước ngọt mát không thể tả.
Dòng suối đá cạn trơ đáy
Sau khi nếm thử mùi vị thảo quả (rất giống củ riềng) trong một cánh rừng toàn thảo quả, nhóm tiếp tục băng qua thảm thực vật phong phú ở rừng già Lai Châu. Nhiều loại hoa rừng đẹp và lạ mắt thi nhau xuất hiện khiến các thành viên quên đi nỗi mệt đường dài.
Và rồi chúng tôi cũng đến được cung đường hạnh phúc: đó là nơi bắt đầu xuất hiện ruộng bậc thang và nhà sàn. Cứ ngỡ là đã đến lúc kết thúc đường rừng, ai ngờ phải đi thêm hơn nửa giờ đồng hồ mới vào đến bản làng.
Ngắm mặt trời mọc
Bản Dền Sung, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là địa danh kết thúc chuyến leo núi ba ngày hai đêm vô cùng đáng nhớ của chúng tôi. Bạch Mộc Lương Tử hiểm trở nhưng tuyệt đẹp mang lại những trải nghiệm rất đặc biệt cho từng thành viên trong đoàn…