Đó là nhà văn Hoàng Tương Lai, người dân tộc Tày chính gốc xã Xuân Lai (Yên Bình - Yên Bái). Từ khi nhà văn Hoàng Hạc qua đời, tất cả những cuốn truyện cổ Tày may mắn không bị lãng quên, ông Hoàng Tương Lai đã tiếp nhận và phát triển thêm những đặc sắc Tây Bắc.
Nhà văn Hoàng Tương Lai và chiếc mũ của thầy cúng dân tộc Tày
Dịch giả độc nhất vô nhị
Tây Bắc rộng lớn bao la nhưng đã là người Tày thì hầu như ai cũng biết đến cố nhà văn Hoàng Hạc. Ông là nhà văn đã gắn bó cả đời mình với những bản Tày, những trang văn của ông cũng thấm đượm văn hoá cổ xưa của dân tộc mình.
Ngồi trong ngôi nhà sàn cổ kính ở Xuân Lai, nghe chuyện về cố nhà văn Hoàng Hạc thì không ai biết chán. Hoàng Hạc chính là một kho cổ tích tuyệt mỹ của người dân tộc bản địa. Và thậm chí, ông còn là dịch giả độc nhất vô nhị của dân tộc Tày khi những năm cuối đời, ông đã dày công biên soạn, dịch hàng chục cuốn sách cổ ra tiếng Kinh.
Năm 1999, nhà văn Hoàng Hạc qua đời nhưng ông đã kịp giao lại cho con trai là Hoàng Tương Lai những tư liệu quý giá để văn hoá Tày thêm đậm đặc. Là con “nhà nòi”, nên nhà văn Hoàng Tương Lai tiếp bước người cha đi sưu tầm văn hoá Tày ở các bản làng xa xôi. Đến nay, hàng chục cuốn truyện cổ Tày đã được ông Lai dịch và biên soạn thành công.
Cũng từ những cuốn truyện cổ Tày đó, nhiều lễ hội của các bản làng được phục dựng. Hát Then, hát Cọi, hát Khắp và mới đây nhất là lễ hội Khảm Hải lần đầu tiên được trình diễn khiến cả Tây Bắc nhộn nhịp vui mừng. Tết năm nay, vùng Tây Bắc hoa nở rực núi, lời cha dạy trong lễ Khảm Hải lại bừng lên sức sống mới về nguồn cội.
Nhà sàn là “kho báu” văn hoá của người Tày
Trong ngôi nhà sàn cổ hàng trăm năm tuổi, mặc cho cái nóng của mùa hè, giá lạnh của mùa đông, ông Lai vẫn miệt mài dịch những bản trường ca Tày. Nhấp một chén trà đắng, ông Lai bảo: “Có được những truyện cổ này không dễ chút nào, tôi phải xuyên rừng đến các bản làng để “hóng chuyện” rồi ghi chép lại”.
Có lẽ vì thế, mà ông Lai ngoài phận sự truyền nhân thì người ta còn đặt cho ông một biệt danh rất đáng yêu: Người “hóng chuyện”. Cũng nhờ “hóng chuyện” mà cho đến nay, những cuốn sách ông dịch ra đều được bạn đọc đón nhận nhiệt tình.
Nhà văn Tương Lai kể: “Có những chuyến đi kéo dài cả tháng trời. Tôi đi khắp Tây Bắc, ở đâu có người Tày là tôi tìm đến. Các già làng trưởng bản cũng rất nhiệt tình kể chuyện. Nhưng để có được những câu chuyện hay, thì trước hết mình phải là người hay chuyện đã. Mình kể trước, họ kể sau và văn hoá xưa cứ thế hiện về”.
Vất vả như thế, vậy ông Lai thu được lợi gì? Ông mỉm cười thành thật: “Chẳng được cái lợi gì về tiền bạc, nhưng truyền nhân phải biết đặt cái lợi chung lên trên cái lợi riêng thì mới thành công được”. Thì ra, mỗi chuyến đi xa, ông Lai đều bỏ tiền túi để sưu tập. Từ đàn tính, vật cúng tế đến những câu chuyện dân gian đều được ông Lai bỏ tiền ra mua lại, với mong muốn lưu giữ được những gì còn sót lại.
Đến nay, đã gần 15 năm trong vai trò một truyền nhân, đã cho ra hàng chục cuốn sách, phục dựng hàng trăm lễ hội, hàng nghìn bài hát cổ mà ông Lai vẫn còn hăng say lắm. Ông bảo, ở các dân tộc khác như Dao quần trắng cũng có những nét văn hoá đặc sắc nhưng chẳng có ai quan tâm phát triển. Ông Lai đành một mình đi sưu tập để giữ riêng cho họ, may ra sau này có thể trao lại cho ai đó tâm huyết.
Một số cuốn truyện cổ Tày của cố nhà văn Hoàng Hạc và ông Tương Lai
Nỗi buồn truyền nhân
Là một truyền nhân, đồng thời cũng là nghệ nhân có tiếng đoạt nhiều giải thưởng về văn hoá - nghệ thuật Tày, nhưng ông Lai mỗi lần đi sâu vào câu chuyện văn hoá dân tộc mình thì lại man mác buồn. Ông bảo: “Người ta cứ đổ lỗi cho cơ chế thị trường khiến bản sắc văn hoá bị pha trộn nhưng không phải thế. Tôi có thử nghiệm mở lớp dạy hát dân ca Tày miễn phí nhưng chỉ có người già đến học. Lớp trẻ không có ai mặn mà nữa. Tây Bắc đáng ra phải du dương điệu Then, tiếng khèn nhưng bây giờ toàn thấy nhạc trẻ lấn át”.
Thậm chí, ngôn ngữ của người Tày cũng bị pha trộn nhiều. Theo ông Lai, bây giờ rất nhiều người Tày bản địa không biết một chữ nào của dân tộc mình. Người biết thì trộn lẫn các ngôn ngữ Tày - Anh - Việt khiến người nghe không hiểu họ đang nói gì.
Nhiều gia đình vì đồng tiền bát gạo đã bán cả những cột nhà sàn cổ mà tổ tiên để lại. “Người dân tộc mất đi nhà sàn cũng đồng nghĩa mất đi nền tảng văn hoá. Cho nên để giữ được “kho báu” thiêng liêng của văn hoá thì đầu tiên phải có nếp nhà xưa giếng cũ như cái gương mà soi vào. Nhưng bây giờ, 2/3 nhà sàn đã bị bán hoặc phá dỡ để làm nhà gạch”, ông Lai cho biết.
Nói rồi, ông Lai ôm đàn tính hát câu dân ca Tày, lời hát bập bùng như ngọn lửa: “Còn trẻ chẳng học Cọi/Ít tuổi chẳng học chữ/Ngày chết lên thiên đình mới học/Cởi quần mặc váy mốc thay em...”. Ôi! Ý nghĩa của bài “Khuyên trẻ” sao mà sâu sắc đến vậy.
Chiếc đàn tính cổ dùng trong hát Then
hãng eva air có tốt không
Trả lờiXóađặt vé máy bay đi mỹ ở đâu
hàng không hàn quốc
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich
Săn vé du lịch Hoa Kỳ
Trả lờiXóaVé máy bay đi Mỹ hãng United
Vé máy bay đi Mỹ giá rẻ nhất
Du lịch khám phá Mỹ
Du lịch ở Hoa Kỳ giá rẻ 2019