DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Đến Philippines xemchọi gà

Cứ đến chủ nhật hàng tuần, rất nhiều người dân thành phố Cabuyao, Philippines lại rủ nhau đến một đấu trường cũ kỹ sơn màu xanh lam, bao quanh là các tấm gỗ cao, để xem môn thể thao được ưa chuộng bậc nhất ở nước này - Sabong, hay còn gọi là chọi gà.
Cảnh đấu đá ác liệt trong một trận chọi gà. (Nguồn: AP).
Một người đàn ông đứng giữa sân đấu, trên tay ôm 2 chú gà trống và bắt đầu thả chúng ra khi tiếng còi vang lên. 2 chú gà trống, một đỏ và một trắng, lao thẳng vào nhau và tung ra những cú mổ cùng những cú đá liên hoàn. Chẳng mấy chốc, chú gà màu trắng bắt đầu đi tập tễnh, khiến trọng tài phải đến gần để xem liệu nó còn khả năng đấu tiếp hay không. Nhưng thật bất ngờ, chú gà trắng phản công bằng một cú đá chí mạng và trận đấu kết thúc chóng vánh chỉ trong vòng chưa đầy nửa phút.
Trong các trận đấu kiểu này, những chú gà chiến (Mga sunoy) thường được trang bị các lưỡi dao sắc ở chân. Trận đấu kết thúc khi một trong hai chú gà bị chết hoặc bỏ chạy.
Một người tên Borick Alcazar sở hữu chú gà trắng vừa giành chiến thắng. Chiến thắng đương nhiên là điều tốt, nhưng nếu chiến thắng nhờ cú “lội ngược dòng” như vậy lại còn đáng mừng hơn với một chủ gà. Borick nâng chú gà chiến của mình trên tay, nhận tràng vỗ tay tán thưởng của người xem và đi vào bên trong đấu trường. Đó là những hình ảnh quen thuộc tại một trường đấu gà ở Philippines và nó cũng là những hình ảnh của một môn thể thao mà người dân nước này hết sức ưa chuộng.
Chọi gà là môn thể thao cổ đại có lịch sử khoảng 6.000 năm, được du nhập vào Philippines cách đây vài trăm năm. Khi Ferrdinand Magellan tới quốc gia này trong năm 1521, chọi gà cũng bắt đầu được du nhập vào nước này và nhanh chóng trở thành một môn thể thao được ưa chuộng. Sau này, chọi gà cùng với các nét văn hóa độc đáo của nó còn ăn sâu vào đời sống thường nhật của người Philippines, đặc biệt là các vùng tỉnh lẻ, nơi mà chọi gà còn trở thành một nghề kiếm sống của nhiều người.
Sau khi trận đấu giữa 2 chú gà đỏ và trắng kết thúc, ở bên ngoài đấu trường, Borick đặt chú gà chiến của mình lên đùi một người đàn ông, bên cạnh có rất nhiều hộp đựng kim và chỉ khâu. Người đàn ông được mệnh danh là “bác sỹ phẫu thuật” của sàn đấu bắt đầu lật từng lớp lông của chú gà lên để tìm vị trí các vết thương. Nhận thấy chú gà bị choáng váng vì vết thương ở phần hông, người này bắt đầu lấy kim chỉ để khâu lại vết thương hở này, dán nó lại bằng một miếng băng dày.
“Phải có chút danh tiếng mới làm được nghề này”- vị “bác sỹ” nói trong khi cắn đứt phần chỉ khâu cuối cùng. 
Người này cho hay, để được làm “bác sỹ phẫu thuật” trong một trường gà, ông đã phải luyện tập với rất nhiều con gà của gia đình trong suốt vài năm liền. Sở hữu một đôi bàn tay lành nghề, các đường khâu đáng tin cậy giúp cho người đàn ông này có được rất nhiều khách hàng; và giờ ông dành ra đến 5 ngày làm việc ở trường gà mỗi tuần, “phẫu thuật” cho khoảng 6-10 chú gà mỗi ngày.
Vị “bác sỹ phẫu thuật” khâu các vết thương cho các chú gà chiến. (Nguồn: NBC).
Mỗi lần phẫu thuật như vậy, ông nhận được khoảng 200 peso-  khoảng 4,5 USD. Nhưng đối với những chú gà bị chết sau trận đấu thì không cần phẫu thuật gì hết, mà được chuyển thẳng tới một bàn thịt, nơi nó sẽ bị vặt lông, moi nội tạng và cho vào túi bóng, sẵn sàng để trở thành một món ăn ngon.
Borick cũng đưa chú gà trắng của mình đến đây, nhưng không phải để làm thịt, mà nhẹ nhàng đặt nó vào trong một chiếc hộp có đục nhiều lỗ. Giờ đây nó là kẻ chiến thắng và sẽ được chủ “hậu tạ” bằng một bữa ăn mừng gồm trứng luộc kỹ và cà rốt để cung cấp vitamin cùng một vài mũi tiêm kháng sinh. Và chỉ sau từ 3 đến 5 tháng, chú gà này sẽ lại sẵn sàng để nhập cuộc đấu một lần nữa.
Trở lại trường đấu, trong khoảng thời gian chờ đợi trận đấu kế tiếp diễn ra, người xem thường ném các đồng tiền hoặc tiền giấy xuống sàn. Số tiền này nhằm ủng hộ một chủ gà (Sabongero) đang phải nằm bệnh viện vì đau ốm. Ngoài ra, các trường gà cũng thường đóng góp tiền để tổ chức tang lễ cho các chủ gà qua đời. Điều này là do chi phí tổ chức tang lễ hết sức đắt đỏ ở Philippines, khiến nhiều người thậm chí không đủ tiền để mua một chiếc quan tài.
Trong khi một nhóm người nhặt nhạnh các đồng xu và tiền giấy trên cát, thì một trận đấu bắt đầu diễn ra. Đấu trường bắt đầu sôi động trở lại bởi những tiếng la hét cổ vũ. Teody ngồi ở hàng ghế cuối trong trường gà. Ông là một tài xế, thường chỉ tới xem và để nói chuyện phiếm với bạn bè tại trường gà. Teody hy vọng người bạn của ông sẽ giành chiến thắng để có tiền đãi ông một chầu bia, nhắm cùng món ăn được làm từ một chú gà thua cuộc.
Ở đây không có chuyện cá cược theo lối đánh bạc ăn tiền. Điều đó là không được phép. Tuy rằng một số ít người vẫn lén cược với nhau, nhưng chỉ là món tiền nhỏ để “liên hoan” sau trận đấu. “Cảnh sát sẽ không dung thứ nếu bắt được. Chúng tôi tham dự sới chọi với mục đích vui là chính”- Teody nói.
Cũng chính vì thế mà chọi gà không chỉ là thể thao thuần túy mà đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người Philippines. Các trận chọi gà được tổ chức quanh năm ở nước này, nhưng vào những ngày nghỉ là sôi động nhất. Người ta có thể tham gia hoặc xem chọi gà ở nhiều thành phố như Cabuyao, Laguna hay thậm chí cả thủ đô Manila




2 nhận xét: