DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Trầm mặc rêu phong tháp Bằng An

Nằm cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam, tháp Bằng An tại phường Điện An, thị xã Điện Bàn vẫn lặng lẽ rêu phong sau bao thăng trầm của lịch sử ở vùng duyên hải miền Trung.

Tháp Bằng An rêu phong qua bao thăng trầm của thời gian.
Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật kiến trúc xưa, điêu khắc Chăm được xem là một trong những nét văn hóa độc độc đáo và đạt được nhiều thành tựu. Đến nay việc kết dính các viên gạch lại thành những ngôi tháp một cách vững chắc vẫn còn nhiều giả thiết chưa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu và tháp Bằng An rêu phong là một trong những lối kiến trúc cổ xưa đó.
Theo lịch sử ghi lại, Tháp Bằng An là kiến trúc tiêu biểu cho tâm linh và tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc Chăm pa ngày trước, được xây dựng vào khoảng thể kỉ thứ IX hoặc X, tức là trước cả thời gian xây chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) ở thủ đô Hà Nội.
Tháp có hình một Linga khổng lồ tượng trưng cho thần Shiva - một trong những hình ảnh thiêng liêng nhất của Mặt trời theo quan niệm của người Chăm pa. Trước cửa Bằng An có tượng hai con thú, gọi là Gajasimha, hình nửa như sư tử nhưng lại co vòi ngắn quay lên trên, mỗi con đều có cái diềm đeo cổ khá rộng.
Qua thăng trầm của thời gian, một số phần kiến trúc phụ của tháp Bằng An rêu phong đã bị biến mất hoặc hư hại, chỉ còn lại khu tháp chính và hai pho tượng bằng sa thạch ở sảnh bên ngoài. Tháp Bằng An là chính ngôi tháp duy nhất có mặt bằng hình bát quái còn tương đối nguyên vẹn đến ngày nay trên nước ta. Như các tháp Chăm khác, tháp Bằng An cũng quay cửa về hướng Đông để đón ánh mặt trời. Trong khuôn viên khoảng 4000m2 và được bao bọc bởi những cánh đồng lúa, tháp cao khoảng 21,5 mét chia làm tiền sảnh và điện thờ.
Một bậc cao niên trong làng Bằng An cho biết, lúc ông còn nhỏ tuổi hay cùng những đám trẻ đồng niên trong làng vào tháp chơi. Hai bên tiền sảnh của tháp Bằng An lúc bấy giờ là hai cửa ra vào chứ không phải là hai cửa sổ như hiện tại, nhưng sau đó đã được trùng tu lại và sửa chữa với hình dạng kiến trúc như bây giờ. Trong chiến tranh, bom rơi đạn lạc liên tục tưởng như có lúc đã phá hủy ngôi tháp, nhưng rất may là nó vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay.
Tháp Bằng An rêu phong cổ kính từ lâu đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Xung quanh phần tháp chính, cây cối sum xuê, um tùm gió mát rười rượi. Dù vậy, do nằm đơn lẻ và không cùng tuyến du lịch với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn trong vùng nên tháp Bằng An không có nhiều du khách thập phương ghé thăm.
Bên ngoài ngôi Tháp, hai con thú linh vật uy nghi chắn trước cửa.
Phía trong tiền sảnh, do đỉnh tháp đã bay mất từ lâu nên ánh sáng lọt từ lỗ vào bên trong.
Di chỉ sa thạch còn sót lại bên ngoài sảnh tháp.
Con đường dẫn vào tháp cây cối um tùm soi bóng gió mát rười rượi.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

1 nhận xét: